Sâm cau là tên thường gặp tuy nhiên trong đông y người ta lại gọi là “tiên mao”. Tác dụng phụ của sâm cau đỏ theo Đông y là rất nhiều

Ngâm rượu sâm cau có độc hay không?

Sâm cau đỏ là đồ ngâm rượu được rất nhiều người quan tâm. Theo Đông y, sâm cau đỏ có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương. Tuy nhiên sâm cau có độc không? Làm gì để khử độc? Bài chia sẻ sau đây sẽ giải thích cũng như cung cấp cho các bạn những thông tin xoay quanh vấn đề này.

Tìm hiểu về sâm cau

Sâm cau là tên thường gặp tuy nhiên trong đông y người ta lại gọi là “tiên mao”. Tác dụng phụ của sâm cau đỏ theo Đông y là rất nhiều. Sâm cau ở đây không phải là rễ của cây cau mà chúng ta thường thấy.

 

Sâm cau vốn mọc hoang dã trong rừng tự nhiên do đó sâm cau đỏ mang một nét gì đó gọi là hoang dại của núi rừng không những ở Tây Bắc mà còn ở một số vùng đất khác. Bởi vậy nhiều câu hỏi mà người ta đặt ra ở đây là. Sâm cau đó độc không hay sâm cau có sử dụng được không khi mà người ta sử dụng nhiều đến thế.

 

 

Sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc. Tuy nhiên chúng có khá nhiều công dụng đáng kinh ngạc.

 

+  Sâm cau có tác dụng làm ấm thận, tráng gân cốt, trừ hàn thấp

 

+ Sâm cau chủ yếu điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.

 

Đối tượng nên sử dụng rượu sâm cau:

 

+ Rượu sâm cau thường dùng chữa cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi.

 

+ Phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục

 

+ Người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng gối lạnh đau, phong thấp, vận động khó khăn, suy nhược thần kinh.

Ngâm rượu sâm cau có độc hay không?

Sâm cau đỏ thực sự có độc hay không? Nhưng chúng tôi chia sẻ ở trên là sâm cau vẫn chứa một phần độc tố.  Đây không phải là một lời nói suông mà đã được kiểm chứng. Nhiều nhà khoa học đã đem sâm cau đi nghiên cứu và cùng nhau đưa ra kết luận rằng sâm cau đỏ có 0,1% lượng độc tố nhỏ ảnh hưởng tới cơ thể nếu không biết chế biến. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng sâm cau đỏ có độc tố.

 

Tính độc có trong sâm cau nếu không được loại bỏ sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Gây hao tổn tinh lực, mệt mỏi nếu sử dụng quá liều lượng. Với những bệnh nhân mắc chứng âm hư, sâm cau đỏ gây khó chịu, rực người, cơ thể mệt mỏi.

 

Trong sâm cau có độc tố tuy không nhiều nhưng nếu không biết cách bào chế trong quá trình sử dụng sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó với việc sử dụng sâm cau lâu ngày sẽ gây ra một số triệu chứng như chóng mặt ù tai.

 

 

Xử lý sâm cau trước khi ngâm rượu

Tính độc của sâm cau có trong nhựa cây, gây ngứa khi tiếp xúc với da. Sơ chế sâm cau ngâm với nước vo gạo để cây tiết hết nhựa, loại bỏ độc tố gây ngứa. Chính vì thế các bạn cần lưu ý đeo găng tay khi sơ chế sâm cau đỏ đúng cách.

 

Trước khi ngâm chúng ta cần ngâm với nước vo gạo hoặc nước thường đều được. Ngâm sâm cau trong nước vo gạo sẽ làm giảm lượng độc tố có trong sâm cau đỏ.  Các bạn nen ngâm khoảng 3-4 tiếng đồng hồ sau khi rửa sạch.

 

+ Đối với sâm cau tươi trước khi sử dụng bạn phải ngâm nước vo gạo

 

+ Đối với sâm cau khô bạn chỉ cần rửa sạch rồi đem đi phơi là hết độc tố là có thể sử dụng được. Không cần ngâm nước vo gạo hàng giờ như vậy nữa nhé!

 

 

Sâm cau đỏ có sử dụng được hay không?

Ai cũng kết luận được rằng rượu sâm cau thực sự ngon và tốt cho sức khỏe. Điều này đã được kiểm chứng và được nghiên cứu cụ thể.  Rượu sâm cau phù hợp với bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh, bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục.

 

Ngoài ra rượu sâm cau còn rất phù hợp với người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp, người bình thường sử dụng sâm cau đỏ để tăng cường khả năng tình dục, chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ, Điều hòa huyết áp cho phụ nữ tiền mãn kinh…

 

Tóm lại, các bạn thấy rằng rượu sâm cau thực sự ngon và tốt như thế nào.

 

Với những tác dụng trên, nhiều người nghĩ ai cũng có thể dùng rượu sâm cau bồi bổ cơ thể. Các bạn quên mất rằng bản thân loại thảo dược này có tính độc. Mặc dù trước khi ngâm rượu sâm cau đỏ đều đã qua công đoạn khử độc nhưng trong rượu vẫn luôn tồn tại một lượng rất ít. Vì vậy không nên sử dụng quá nhiều trong thời gian dài dẫn tới tình trạng ngộ độc nhẹ.

 

 

Sâm cau đỏ có vị cay, tính nóng, độc tố nhẹ. Để tránh tác dụng phụ của sâm cau đỏ thì những đối tượng sau không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, những người có thể trạng âm hư hỏa vượng đặc biệt là người hư yếu, thể trạng kém.

 

Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn có được cách ngâm rượu tốt nhất cho gia đình của mình.

 

 

 

0938309713